Facebook Ads Từ A – Z (Phần 3): Audience Targeting

đăng bởi tieubachlongblog

 Ở bài này, em xin phép nói về TARGETING ở trên Facebook – phần thú vị nhất, cũng như là tính năng mạnh nhất của quảng cáo Facebook. Lần lượt, em sẽ giới thiệu về nguồn gốc, phân loại và cách tạo dựng từng loại Target. Nào Let’s go thôi anh em.

1. Phân Loại

Trong thời buổi này, ông nào càng nắm nhiều thông tin thì thằng đó càng có quyền lực. Vì vậy không chỉ Facebook, các ông lớn khác như Google, Twitter, Microsoft,… hay bất cứ nền tảng nào khác luôn tìm cách khai thác dữ liệu từ người dùng 1 cách triệt để nhất.

Ngoài việc dùng lượng Data khổng lồ phục vụ mục tiêu phát triển kinh doanh, truyền thông…, Facebook còn chia sẻ nó với các nhà quảng cáo trên nền tảng của mình bằng hệ thống Target.

Facebook cung cấp cho chúng ta 3 dạng “Audience” để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng:

  • Core Audience
    • Đây là loại đối tượng cơ bản nhất mà anh em chúng ta sử dụng.
    • Những Target thuộc loại Audience này là có sẵn chúng ta sẽ nhập trực tiếp vào phần Trình quản lý quảng cáo khi set Ads.
    • Các loại Target trong phần này rất phong phú và được chia thành các Danh Mục lớn để anh em có thể chọn cho chính xác.
  • Custom Audience (Đối tượng tuỳ chỉnh)
    • Đây là dạng đối tượng mà chúng ta tạo ra từ một nguồn nhất định, những người này thường đã biết tới chúng ta thông qua nguồn chúng ta tạo ra.
    • Nguồn ở đây có 2 loại chính: Chúng ta và Facebook.
  • Lookalike Audience (Đối tượng tương tự)
    • Giống như cái tên, đối tượng tương tự là dạng đối tượng có hành vi sử dụng Facebook giống một loại Custom Audience của bạn.
    • Đây là công cụ phải nói là xịn nhất của Facebook về việc Target cho anh em luôn

2. Core Audience

Demographics

Interests

Behaviors

Connections

Trên đây là phần tổng hợp các danh mục Target trong Core Audience, em không giải thích từng mục tại vì nó thể hiện khá rõ và mọi người có thể tự tìm hiểu thêm.

Ngoài ra lưu ý anh em là Mức độ chính xác của Target tăng dần theo chiều từ trên xuống nha: Demographics < Interest < Behavior…

Quan trọng ở đây em muốn đề cập là làm sao tìm được Target tốt và cách sử dụng như thế nào là hợp lý. Ở đây, Facebook có cung cấp cho chúng ta 3 công cụ tích hợp:

  • Audience overlap ( Trùng lặp đối tượng)
  • Audience Exclusion ( Đối tượng loại trừ)
  • Narrow Audience ( Tập giao giữa các đối tượng)

Tới đây là coi như xong phần Core Audience. Em tính viết tiếp phần Custom Audience và Lookalike Audience luôn nhưng nhiều anh em hỏi về việc tìm Interest quá, nên em sẽ hướng dẫn anh em những cách Basic nhất có thể.

Target thế nào là Target đúng?

Trước khi đến việc tìm Target thì chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi này. Target như thế nào gọi là Target đúng? Có phải bạn muốn Target tới ai thích Guitar thì đánh Guitar vào ô Nhắm mục tiêu trong Trình quản lý quảng cáo là đúng không. Ở đây có 2 khó khăn cơ bản mà anh em sẽ gặp:

  • Không có Target trực tiếp đến đối tượng của mình

Với trường hợp này em đưa ra ví dụ kinh điển: Làm sao Target dân văn phòng.

Em hỏi câu hỏi này tới các bạn em tuyển dụng, các bạn học viên của em thì 90% đều bị ngớ ra, trả lời những target chung chung…

Em ví dụ với trường hợp trên mà anh em chọn ăn vặt, mua hàng online thì khả năng tèo rất cao. Vì sao? Mấy cái interest đó đâu phải của chỉ dân Văn Phòng có đâu, mấy bà nội trợ ở nhà còn ăn vặt, mua hàng online kinh hơn nhiều.

  • Có Target trực tiếp đến đối tượng mình cần nhưng không biết đúng hay sai

Đôi khi anh em sẽ thấy niche của mình điền vào phần Target thấy Audience Size lên tới 30-40m.

Anh em liền tự hỏi ủa vậy niche của mình to đến vậy à? Mình Target trực tiếp vào đây liệu có ổn không khi Pixel của mình còn chưa có bất cứ thông tin gì?

Ví dụ anh em muốn đánh vào Niche Golf. Anh em đánh thẳng từ Golf vào hoặc Tiger Woods vào thấy tệp lớn quá.

Chỗ này em giải thích một tí cho anh em hiểu là cái Interest này nó sẽ ghi nhận toàn bộ anh em ‘Like” Golf hoặc bất cứ trang nào về Golf, em cũng là một trong số đó.

Nhưng nếu bán 1 sản phẩm về Golf cho em, em sẽ không mua vì em không thực sự đam mê, em mới dừng lại ở việc “Like” thôi. Tới đây thì anh em hiểu vấn đề rồi phải không?

Vậy trước khi vào mục tìm Target thì anh em nên nhớ giúp em 2 câu hỏi sau:

  1. Khách hàng trong niche của mình có biết tới Interest này không?
  2. Khách hàng ngoài niche của mình có biết tới Interest này không?
  • Câu 1: Phải trả lời là CÓ
  • Câu 2: Phải trả lời là KHÔNG

Em ví dụ cho mọi người hiểu nha:

  • Với ví dụ đầu tiên về Dân văn phòng:

Target “Ăn vặt” vào thử với 2 câu hỏi:

  1. Khách hàng trong niche của mình có biết tới “Ăn vặt” này không? Câu trả lời là CÓ.
  2. Khách hàng ngoài niche của mình có biết tới “Ăn vặt” này không? Câu trả lời là CÓ.

Có vẻ như Target “Ăn vặt” này chưa ổn lắm. Sau khi Suy nghĩ, nghiên cứu khách hàng em đưa ra Target “Microsoft Office”:

  1. Khách hàng trong niche của mình có biết tới “Microsoft Office” này không? Câu trả lời là CÓ.
  2. Khách hàng ngoài niche của mình có biết tới “Microsoft Office” này không? Câu trả lời là KHÔNG Hoặc RẤT ÍT.

Có vẻ như Target “Microsoft Office” này hợp lý này.

  • Với ví dụ về người chơi Golf:

– Target “Tiger Wolf” vào thử với 2 câu hỏi:

  1. Khách hàng trong niche của mình có biết tới “Tiger Wolf” này không? Câu trả lời là CÓ.
  2. Khách hàng ngoài niche của mình có biết tới “Tiger Wolf” này không? Câu trả lời là CÓ. Tại mức độ nổi tiếng của anh ấy ngang với Si-Rô ở bóng đá vậy.

Có vẻ như Target “Tiger Wolf” này chưa ổn lắm. Sau khi Suy nghĩ, nghiên cứu khách hàng em đưa ra Target “Taylor Made” – Công ty tập trung vào thị trường thiết bị chơi gôn, sản xuất gậy gôn, bóng và quần áo (Cái này em ví dụ cho anh em hiểu thôi, em cũng chưa chắc rõ là có Target đó không):

  1. Khách hàng trong niche của mình có biết tới “Taylor Made” này không? Câu trả lời là CÓ.
  2. Khách hàng ngoài niche của mình có biết tới “Taylor Made” này không? Câu trả lời là KHÔNG Hoặc RẤT ÍT.

Có vẻ như Target “Taylor Made” này hợp lý này. Anh em có thể Test thử nha.

Có bao nhiêu cách để tìm Target?

Sau khi mọi người hiểu một Target thế nào là Xịn rồi thì bắt đầu tới câu hỏi thứ 2: Làm sao để tìm Target cho Niche của chúng ta. Theo em thì có thể có 3 cách chính sau:

Cách 1: Vẽ chân dung khách hàng

Cách này là cách căn bản nhất mà anh em vẫn thường dùng không chỉ trong POD mà trong bất cứ ngành nào. Cách này dành cho anh em mới lần đầu vào Niche chưa có 1 thông tin gì cả.

Anh em sẽ ngồi xuống vẽ ra ông Adam và bà Evra là 2 khách hàng của mình. Rồi lần lượt trả lời 1 số câu hỏi như:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Họ thường ở đâu?
  • Họ thường sử dụng thiết bị gì để Online: Máy tính, điện thoại Iphone hay Android…
  • Họ thường thích những gì? Cái này anh em nên chia theo danh mục: Sách, Series truyền hình nào, nhân vật nổi tiếng nào…
  • Họ thường có hành động gì trên Facebook? Check in tại các địa điểm gì, tham gia các sự kiện như thế nào, du lịch nhiều hay không…

Chúng ta càng suy nghĩ nhiều, càng phát thảo được đối tượng khách hàng của chúng ta kỹ càng bao nhiêu thì chúng ta sẽ càng có nhiều dữ liệu để đưa vào trình quản lý quảng cáo để Test.

Nhưng luôn nhớ 2 câu hỏi ở trên nha.

  • Ưu điểm: Giúp chúng ta có cái nhìn rất tổng quan về khách hàng, nghiên cứu sâu, hiểu insight khách hàng…
  • Nhược điểm: Những thứ bạn suy luận là những thứ bạn nghĩ hay những thứ thực tế là. ( Câu này em học của sếp cũ, anh em cũng nên ghi nhớ, em thấy nhiều trường hợp em đọc câu này xong thấy tỉnh táo hẳn)

Công cụ hỗ trợ anh em: Google, các Group, Forum của Niche, Audience Insights ( Cái này em sẽ cố gắng có 1 bài cho anh em, công cụ này rất mạnh và có nhiều cái anh em chưa tận dụng được hết của nó)

Cách 2: Ngồi mò Target

Cách này chắc anh em hay làm. Điền thẳng Target chính vào rồi chờ Facebook Suggest. Hoặc dùng tool Audience Insight để tìm thêm nhiều Target.

  • Ưu điểm: Nhanh gọn lẹ
  • Nhược điểm: Chỉ biết phần ngọn của Target, đôi khi bro qua những Target xịn mà không biết..
Cách 3: Phân tích khách hàng có sẵn

Cách này là cách chính xác nhất và dễ làm nhất. Anh em có tin có cách nào như thế không?

Cách này danh cho anh em đã có khách hàng rồi.

Vậy với anh em chưa có thì sao – Anh em cứ lên mấy Fanpage bán hàng trong niche xem mấy ông mua hàng bên đó đem về lưu lại, đặc biết là mấy ông mua nhiều hoặc có comment nhiều like á.

Lấy được 1 danh sách khách hàng chất rồi làm sao? Vào nhà từng ông một, xem mấy ông bà đó bao nhiêu tuổi, đang sống ở đâu, học vấn thế nào, có gia đình chưa, mấy con rồi…

Tiếp theo vào mục “Like” của mấy ông,bà đó xem hết toàn bộ các trang các ông bà đó Like, Copy tên trang vào phần Đối tượng trong Trình Quản Lý Quảng cáo xem có Target được không?

Sau đó list ra hết các Trang mà có thể Target của từng ông, bà khách hàng ra. Sau đó xem có Target nào mà có hơn 2 người cùng thích không thì đó chính là Target ngon đó anh em hoặc mấy Target nhỏ nhỏ tầm 100k-500k về Niche của mình, đảm bảo không có ai mò được trên Audience Insight đâu.

Cuối cùng anh em tập hợp lại sẽ có một rỗ Target nhỏ có lớn có để chơi rồi.

  • Ưu điểm: Chính xác gần như 100%
  • Nhược điểm: Rất cực

Ngoài các cách trên, còn có một số tool tốn phí để tìm nhưng em thấy không cần thiết đâu. Ở đây có một lưu ý nữa là đây là giai đoạn mà anh em tìm Target ban đầu khi chưa có bất cứ Data nào của Pixel hay Page.

Vì vậy, nên Input càng xịn càng tốt để Pixel mình trưởng thành, sau đó thì muốn Target toàn US cũng được chả sao đâu.

3. Custom Audience

What

Custom Audience (CA) là một tính năng rất hay của Facebook, tên tiếng Việt là đối tượng tùy chỉnh. Nói nôm na dễ hiểu, đối tượng tùy chỉnh là công cụ của Facebook giúp chúng ta tự tạo tệp Audience các đối tượng khách hàng chúng ta “có sẵn”.

Để dễ hình dung mình sẽ đưa ra một số ví dụ:

  • Những người đã truy cập Website của bạn trong 7 ngày gần nhất
  • Những người tương tác với Facebook Page/Instagram của bạn online.
  • Những người đã Download app của bạn
  • Những người tương tác với ứng dụng của bạn
  • Vân vân và mây mây
Why

Để nói về mục tiêu sử dụng tệp CA thì có 2 mục tiêu chính cần nêu ở đây:

  • Dùng để Remarketing
  • Dùng để tạo tệp Lookalike Audience

Cả hai mục tiêu này đều cực kỳ quan trọng, dùng để tăng hiệu quả quảng cáo facebook của bạn lên nhiều lần. Về tệp LAL mình sẽ nói nhiều hơn ở chương sau của bài, ở phần này này mình sẽ tập trung vào cách tạo và sử dụng để Remarketing.

Bạn cứ tưởng tượng: Khách vào xem sản phẩm của mình sau đó thoát trang. Có thể khách hàng thích thú với sản phẩm của bạn.

Nhưng vì một lý do gì đó mà họ chưa thanh toán ngay: hỏi ý người thân, chưa đủ tiền ngay lúc đó…thì lúc này chức năng Custom Audience sẽ phát huy tác dụng triệt để.

Nó sẽ giúp bạn tiếp thị lại đúng những người đó, chứ không phải là ai khác.

How

Truy cập phần Audiences bằng Business Tool

Chọn “Create a Custom Audience”

Custom Audience được tạo từ 2 nguồn chính:

  • Nguồn từ chính mình
    • Customer List: Những người nằm trong danh sách khách hàng của bạn.
    • Website: Data được ghi nhận bằng Facebook Pixel trên Website của bạn.
    • App Activity: Users trên App của bạn.
    • Offline Activity: Data được thu thập theo cách cũ như trực tiếp hoặc qua thư.
  • Nguồn từ Facebook
    • Video: Những người xem Video của bạn.
    • Instagram Account: Những người dùng đã tương tác với tài khoản IG.
    • Lead Form: Những người dùng đã bắt đầu hoặc hoàn thành một trong những quảng cáo Lead Form của bạn.
    • Event: Những người dùng đã chọn thích hoặc tham dự các sự kiện trên Facebook của bạn.
    • Instant Experience: Những người dùng đã mở một “trải nghiệm” của bạn, bao gồm cả trên FB và IG.
    • Facebook Page: Những người theo dõi hoặc ghé thăm trang của bạn.
    • Shopping: Data của những người đã trải nghiệm Shopping của bạn trên FB cũng như IG
    • On-Facebook Listings: Những người đã tương tác với các Listing bạn đăng trên Marketplace

Ở đây mình sẽ nói rõ từng phần một trong này và cách tạo chúng

Customer List

Bạn có thể upload thông tin của tệp khách hàng sẵn có. Có thể đó là danh sách khách hàng đã từng mua hàng của bạn, hoặc bạn trao đổi data với những shop có sự liên quan. Này dùng chủ yếu là để tạo tệp LAL hoặc để Upsell, Cross Sell cho khách cũ hoặc bạn muốn giới thiệu dịch vụ của mình cho đối tượng khách hàng được trao đổi.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài Viết Liên Quan

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
0
Tham gia bình luận bài viết ngayx